Chương trình đào tạo của doanh nghiệp được Sở Kế Hoạch Đầu Tư và Sở Lao Động TB&XH cấp phép. Cấp bằng chính quy.

Cách để lựa chọn được nơi học uy tín – chất lượng

Làm thế nào để đánh giá hoặc có cách nào để kiểm tra một trường, trung tâm, cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng, được cộng đồng công nhận?

Giữa hàng ngàn thông tin trên Google, Facebook, YouTube, truyền hình, để tìm kiếm cho mình một địa chỉ học tập uy tín và đúng chất lượng là vô cùng khó khăn. Càng những sản phẩm kém chất lượng thì họ càng chi nhiều tiền cho quảng cáo google, khi các bạn tìm kiếm sẽ luôn xuất hiện ở những trang đầu tiên để các bạn bấm vào xem các thông tin. Khi đó người xem sẽ đánh giá rằng những xếp hạng đầu tiên là uy tín, chất lượng. Các em phải nhớ rằng những kết quả hiện thị đầu tiên là họ phải chi rất nhiều tiền cho Google để có vị trí top tìm kiếm.

Cách phân tích các thông tin, lời quảng cáo có chính xác hay không?

1. Học xong đạt mức lương 8 con số, tốt nghiệp đạt mức lương 10-18 triệu/tháng sau vài tháng học, trên 30 phần trăm sinh viên tốt nghiệp đạt mức lương trên 20 triệu.

Các bài quảng cáo dạng như vậy 100% không có số liệu chứng minh. Chúng ta cũng không cần phải chứng minh đều này vì quá vô lý.

 

Không thể học trong thời gian ngắn mà lại đạt mức lương cao như lời quảng cáo. Ðể đạt được mức lương trên 10 triệu khi ra trường ở hầu hết các ngành nghề, kể cả các bạn học đại học lên thạc sỹ thì cũng cần ít nhất vài năm kinh nghiệm thực tế.

 

Trong khi đó thời gian chương trình học chỉ từ vài tháng đến 1 năm. Họ luôn đánh vào tâm lý người học muốn nhanh, muốn học ít nhưng thu lại nhiều. Vì vậy không chỉ đào tạo thời gian ngắn mà mỗi tuần học chỉ vài buổi, mỗi buổi học chỉ khoảng 2 giờ, tương ứng khoảng hơn 2 tiết học.

2. Thể hiện bằng một số cảm nhận, feedback của học viên, sinh viên. Nhưng không có thông tin liên hệ với học viên, sinh viên đó.

Ðây là thủ thuật trong truyền thông bán hàng để gia tăng niềm tin, uy tín cho người vào xem thông tin website. Hoặc thậm chí chia sẻ vài thông tin feedback, rất có thể đều là người một nhà cả, các em chú ý điều này.

 

Thông tin Feedback phải rất nhiều, công khai họ tên, số điện thoại của người học thì mới có thể đánh giá được một phần về chất lượng đào tạo.

3. Hứa hoàn trả học phí nếu không đạt cam kết. Các em xem có viết hợp đồng cam kết chi tiết rõ ràng về cam kết hoàn trả học phí không?

Nếu chỉ nói bằng miệng thì điều này là vô nghĩa, còn trường hợp có hợp đồng cam kết thì các em cần  xem các thông tin như sau: Hợp đồng nhập nhằng các điều khoản, gài các em vào một số điều khoản chắc chắn trong quá trình học bạn sẽ vi phạm.

 

Ví dụ: đi học đủ số buổi theo quy định, học đạt điểm số từ bao nhiêu trở lên, làm bài đủ số lượng, bài tốt nghiệp được đánh giá từ mấy điểm trở lên mới được cam kết về việc làm…vvv.

 

Những điều khoản này sẽ là “cớ” để trường, trung tâm đào tạo không thực hiện cam kết vì những điều khoản này rõ ràng đều là những điều khoản người dạy làm chủ được điểm số, kết quả học tập.

 

Chỉ duy nhất việc đi học đầy đủ thì là do từ phía sinh viên, học viên. Nhưng số buổi được nghỉ phải được quy định rõ ràng, hợp lý vì các em còn ốm đau, công việc quan trọng trong gia đình, người thân, giải quyết các thủ tục hành chính ở quê. Chắc chắn trong thời gian học không thể nào đi học đầy đủ không nghỉ buổi học nào trong suốt quá trình học được.

Vậy có những phương pháp nào để kiểm tra được tính xác thực của những thông tin quảng cáo?

1.  Trường, trung tâm đào tạo đó có groups, cộng đồng trên Facebook đông đảo không?

2.  Xem các sản phẩm học viên học có bao nhiêu, số lượng liệu có bằng 10% số lượng sinh viên tốt nghiệp mà họ quảng cáo không?

3.  Có thông tin chi tiết và SÐT trên từng sản phẩm học viên không?

4.  Xem có chia sẻ công khai lộ trình học của từng học viên, sinh viên công khai trên Facebook từ phía học viên, sinh viên hay không?

Cộng đồng Kiến trúc & Nội Thất Việt Nam – Group cộng đồng của Học Viện NESA

5.  Xem hợp đồng cam kết có gài các điều khoản bất lợi về phía người học hay không? Ví dụ như điểm số, kết quả học tập, số buổi nghỉ?

 

6.  Các em nên đến trực tiếp trường, cơ sở đào tạo thì các em yêu cầu cho lên một lớp đang học sau đó yêu cầu cho các em vài phút riêng tư với lớp. Các em hãy ở đó một mình hỏi các bạn đang học ở đó xem học có vui không?

 

Lớp học có chăm chỉ học không? Học thấy có thực sự tốt như quảng cáo không? Nếu lớp đó học được khoảng 3 tháng trở lên sẽ có câu trả lời khách quan nhất cho các em. Các lớp mới học thì thông tin sẽ không đủ tính xác thực.

 

7.  Khi vào lớp đang học, hãy xin khoảng 5 SÐT của 5 bạn sinh viên và về nhà các em liên hệ gọi điện hỏi tiếp. Lúc đó có thể các bạn sẽ thoải mái chia sẻ đúng và nhiều hơn cho các em.

Sản phẩm sinh viên được hoàn thiện và công khai minh bạch thông tin trên mọi nền tảng

8.  Nếu không đến được lớp học trực tiếp, hãy xin danh sách sinh viên có SÐT, các em hãy lựa chọn khoảng 5 sinh viên cũ đã tốt nghiệp trong hàng ngàn sinh viên đó và gọi điện hỏi về chất lượng học, học ở đó như nào.

 

Nhớ check kỹ xem danh sách học viên và SÐT có khác nhau và duy nhất trong danh sách không? Chắc họ sẽ lấy nhiều lý do để từ chối như tính riêng tư, bảo mật thông tin. Vậy chỉ có cách là đến trực tiếp để kiểm tra.

 

Các em đừng tiếc thời gian, công sức vì nếu chỉ nghe thông tin một chiều và các thông tin quảng cáo thì các em không chỉ mất tiền bạc, thời gian học và đánh mất nhiều cơ hội khác.

 

Đã một lần chọn sai thì các em hầu hết sẽ không bao giờ lại bỏ tiếp thời gian ra để học lại. Trong khi vào học rồi mới biết thì lại không thể lấy lại học phí, bỏ học thì tiếc học phí mà cố học thì tốn thời gian.

Chỉ cần 8 điều trên hoặc chỉ cần 1 trong 8 điều trên là các em có thể kiểm tra được chất lượng đào tạo của bất kỳ nơi đâu. Thời buổi giả dối thì nhiều, hàng thật thì hiếm. Các em bỏ tiền bạc và thời gian rất nhiều ra học để có một cái nghề hãy tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ nhé!

small_c_popup.png

Học Viện NESA iCAD

Hãy để lại thông tin cho phòng tư vấn tuyển sinh

Bạn có thể liên hệ nhanh qua số điện thoại Hotline: 0939411694