15
Th1
2025

Bật Mí 6 Bước Hoàn Thành Sản Phẩm Diễn Họa Chuyên Nghiệp

Muốn làm nghề nhất định phải hiểu 6 bước này! Trước khi bắt đầu tiếp nhận yêu cầu thiết kế, bạn cần nắm chắc quy trình diễn họa phối cảnh nội thất để làm việc hiệu quả hơn, tối ưu thời gian và công sức. 

Dưới đây là các bước triển khai một bản vẽ diễn họa phối cảnh kiến trúc nội thất bằng một số phần mềm trên máy tính mà NESA iCAD muốn chia sẻ đến bạn.

Bước 1: Lên ý tưởng

Trước khi bắt tay vào làm bất cứ thiết kế nào, bạn cần phải mường tượng ra sản phẩm hoàn thiện trông như thế nào? Thuộc phong cách thiết kế gì? Sắp xếp công năng ra sao? Để làm được điều đó, bạn hãy ngồi lại, ghi chú từng thông tin khách hàng yêu cầu, phác thảo ra phối cảnh cơ bản: vị trí nội thất,1 số vật liệu chính sử dụng, loại nội thất sẽ dùng, v..v… Sau đó chốt phương án sơ bộ với khách hàng rồi bắt tay vào thực hiện diễn họa máy.

Bước 2: Dựng hình (Modeling)

Phần mềm dựng hình tối ưu và hiệu quả nhất mà các KTS thường dùng là: 3DsMax và Sketchup. Bất kỳ sản phẩm nội thất nào cũng được bắt nguồn từ các khối cơ bản, các khối này được mài, gọt dũa và kết hợp với nhau theo đúng kết cấu và kích thước hợp lý. Thiết kế đẹp,1 phần lớn là nhờ vào cách sắp xếp vị trí đồ nội thất trong nhà, cũng như bố trí nội thất đi cùng công năng hiệu quả. Thử nghĩ xem, một căn phòng với màu sắc đẹp, thuận mắt nhưng chiếc ghế được thiết kế cao hơn 1m, bàn trà thì quá lớn chiếm hết lối đi.. Liệu như vậy thì có phải là một thiết kế tối ưu hay không?

Bước 3: Ánh sáng (Lighting)

Ánh sáng được chia ra nhiều loại như: ánh sáng môi trường, ánh sáng đèn điện, … Hình dung về khung cảnh khách hàng sẽ sinh hoạt trong căn phòng đó với mục đích gì, nhu cầu ánh sáng như thế nào để bạn có thể đưa ra phương án tốt nhất cho việc thiết lập ánh sáng. Bạn cũng có thể “chơi” với ánh sáng khi bố trí hoặc thiết kế vị trí các vật hắt sáng như gương, tưởng/mảng màu sắc trong căn phòng, v.v..

Bước 4: Vật liệu (Texturing)

Quá trình áp vật liệu cho model là việc tái tạo hiện thực, mô tả chính xác vật liệu trong thiết kế sẽ giúp cho tính thẩm mỹ của công trình được nâng cao, ứng dụng trong thi công cũng sẽ dễ dàng hơn. Các phần mềm thiết kế hiện tại đều có chức năng áp vật liệu trực tiếp nhưng phần mềm được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả diễn họa tốt nhất là: 3DsMax và Photoshop.

 

Trên thực tế, sau bước dựng hình, bạn có thể bổ sung vật liệu cho model và làm ánh sáng cùng lúc.

Bước 5: Kết xuất ảnh (Rendering)

Render là bước gần cuối để cho ra 1 bản diễn họa hoàn hảo. Ở bước này, bạn sẽ sử dụng 1 phần mềm chuyên về kết xuất ảnh để hỗ trợ. Lựa chọn phần mềm render thích hợp với phần mềm dựng hình cũng là một việc quan trọng. Các KTS thường sử dụng các phần mềm như Corona, Vray, D5 Render đi cùng 3DsMax hoặc Sketchup để có được sản phẩm diễn họa tốt.

Bước 6: Hậu kỳ (Retouch – Photoshop)

Cuối cùng, để thể hiện được hết ý đồ, cảm xúc cho bản thiết kế của mình, đặc biệt là có thể “tạo chuyển động cho ảnh tĩnh” khi sử dụng thêm 1 chút PTS. Ở bước hậu kỳ ảnh này thường KTS sẽ hiệu chỉnh thêm các hiệu ứng, màu sắc sao cho chuẩn nhất với thực tế, đối với diễn họa ngoại cảnh, KTS có thể thêm hoạt động vui chơi, model người, chuyển động cây cối để bức hình thêm sống động.

Qua 6 bước từ ý tưởng đến thực hành ở trên, Học Viện NESA iCAD mong rằng kiến thức trên có thể giúp các bạn đang tìm hiểu về Nghề sẽ có cái nhìn tổng quan nhất!

Mong rằng các bạn học sinh, sinh viên hay những ai đang tìm hiểu Nghề Diền Họa Nội Thất sẽ có cái nhìn sơ bộ về một phần công việc này. Chúc các bạn thành công!

15 SHARE